THÁP OXY HÓA
Để thuận tiện cho quá trình tìm hiểu và tham khảo của khách hàng về vấn đề tháp oxy hóa, chúng tôi sẽ viết một bài chuyên về tháp oxy hóa và sẽ nêu rõ toàn bộ những vấn đề xoay quanh tháp oxy hóa - thap oxy hoa cho các khách hàng nắm được những điều cơ bản và nâng cao về tháp oxy hóa?Hình ảnh về tháp oxy hóa do công ty chemic chế tạo |
Hiện trạng nước giếng khoan và sử dụng tháp oxy hóa để xử lý:
Để hiểu được tại sao hiện nay các dây chuyền xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước giếng khoan lại ưu tiên sử dụng tháp oxy hóa thì chúng ta phải lật lại vấn đề về nguyên nhân cần xử lý và công nghệ về xử lý nước ngầm, xử lý nước giếng khoan: phải trả lời được các câu hỏi như thế nào là nước ngầm, thế nào là nước giếng khoan?Và tháp oxy hóa nó sẽ xử lý cái gì trong đó? mà người ta lại cần nó như vậy trong hệ thống lọc nước? Để đi trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ đi từ từ và trả lời từng câu hỏi một để giải thích một cách rõ ràng nhất cho từng vấn đề nên trên.
Nước giếng khoan:
Nghĩa là nước được hút lên từ giếng khoan, trong vấn đề nguồn nước sẽ được chia ra làm các tầng nước như: tầng nước mặt, tầng nước ngầm... tầng nước mặt chỉ các loại nước như ở sông, hồ, ao, biển... còn tầng nước ngầm thì là nước giếng khoan, nước từ các mạch nước ngầm...
Vì nước giếng khoan có được nhờ các mạch nước ngầm chảy trong lòng đất nên trong nước giếng khoan không hẳn là tốt như chúng ta vẫn thường nghĩ, mặc dù nhìn nước giếng khoan rất trong. Tại sao lại nói nước giếng khoan không sạch như chúng ta nghĩ? Vấn đề ở chỗ các mạch nước ngầm rất là dài và chảy qua hàng nghìn, hàng trăm năm nó chảy trong lòng đất và xuyên qua các lớp đất đá, trầm tích, các quặng các chỗ xụt lún....
khi chảy qua các lớp này nó sẽ bào mòn và mang theo một nước lớn các vẩn đục, các kim loại nặng, các oxit kim loại nặng được hòa tan vào trong nước và được cuốn theo dòng nước. Thật vậy, một số kim loại gọi là kim loại nặng nhưng nó không hẳn nặng như chúng ta thường nghĩ, các oxit kim loại của nó vẫn tan hoàn toàn vào trong nước và không bị giữ lại bởi bất kỳ một tác động nào từ dưới lòng đất.
Đến đây chúng ta đã hiểu được sơ qua thế nào là nước giếng khoan và trong nước giếng khoan có chứa rất nhiều các tạp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng và các oxit kim loại nặng, và đặc biệt chúng ta hiểu rằng nước ngầm của chúng ta, nước giếng khoan của chúng ta không sạch sẽ như chúng ta đã từng nghĩ về nó. Điều này đặt vấn đề là chúng ta phải xử lý nước giếng khoan để đem lại một nguồn nước thật sạch và tinh khiết nhất có thể để đảm bảo sức khỏe cho mọi người sử dụng.
khi chảy qua các lớp này nó sẽ bào mòn và mang theo một nước lớn các vẩn đục, các kim loại nặng, các oxit kim loại nặng được hòa tan vào trong nước và được cuốn theo dòng nước. Thật vậy, một số kim loại gọi là kim loại nặng nhưng nó không hẳn nặng như chúng ta thường nghĩ, các oxit kim loại của nó vẫn tan hoàn toàn vào trong nước và không bị giữ lại bởi bất kỳ một tác động nào từ dưới lòng đất.
Đến đây chúng ta đã hiểu được sơ qua thế nào là nước giếng khoan và trong nước giếng khoan có chứa rất nhiều các tạp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng và các oxit kim loại nặng, và đặc biệt chúng ta hiểu rằng nước ngầm của chúng ta, nước giếng khoan của chúng ta không sạch sẽ như chúng ta đã từng nghĩ về nó. Điều này đặt vấn đề là chúng ta phải xử lý nước giếng khoan để đem lại một nguồn nước thật sạch và tinh khiết nhất có thể để đảm bảo sức khỏe cho mọi người sử dụng.
Hình ảnh tham khảo về hệ thống lọc nước giếng khoan |
Công nghệ xử lý nước giếng khoan:
Nói là công nghệ nhưng nghe có vẻ hơi quá đà, nó là một quy trình thì đúng hơn, vì nó đã quá kinh điển đối với vấn đề xử lý nước. Về cơ bản thì quy trình xử lý nước giếng khoan sẽ bao gồm các quá trình xử lý kim loại nặng có trong nước bằng phương pháp hóa lý nghĩa là kết tủa chúng lại bằng cách oxy hóa khi sử dụng tháp oxy hóa oxy hóa chúng.
Sau đó lắng chúng dưới tác dụng của trọng lực và bổ sung thêm các chất trợ lắng, tiếp theo quá trình trên là quá trình lọc tăng cường bằng các bình lọc áp lực để loại bỏ triệt để các chất rắn lơ lửng và các kết tủa kim loại nặng có trong nước.
Ngoài ra trong bình lọc áp lực có các vật liệu lọc chuyên biệt có thể xử lý một số kim loại nặng rất độc hại mà các quá trình trước đó không thể xử lý được, ví dụ như asen, hoặc chì... sau bình lọc áp lực thì sẽ được khử trùng, trước đây thì họ khử trùng bằng nước javen nhưng ngày nay sử dụng clorin hoặc clorin B để khử trùng nước vì nước javen có chứa rất nhiều những tạp chất độc hại lẫn vào trong quá trình sản xuất nước javen, vì chúng ta biết nước javen thực chất là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kiềm NaOH.
Đến đây thì chúng ta đã hình dung ra được tháp oxy hóa nó là cái gì, thực tế thì tháp oxy hóa nó là một thiết bị trong dây chuyền xử lý nước giếng khoan hoặc dây chuyền xử lý nước sinh hoạt mà thôi, nó đảm nhiệm vai trò xử lý trong quá trình xử lý đầu tiên đó là oxy hóa nước ngầm.
Tháp oxy hóa:
Một số khách còn gọi với cái tên là thap oxy hoa, tháp làm thoáng, tháp oxy cao tải... nhưng đơn giản nhất thì vẫn gọi là tháp oxy hóa. Như ở phần trên chúng tôi đã giải thích thì nó là một modul đầu tiên trong dây chuyền xử lý nước sinh hoạt.Nó có mục đích là để oxy hóa nước giếng khoan, oxy hóa nước ngầm. Nói là oxy hóa nước cũng không hẳn đúng vì chính xác nhất thì nó oxy hóa các kim loại nặng, oxy hóa các oxit kim loại nặng có trong nước ngầm, nước giếng khoan cần xử lý là đúng đắn hơn cả. Vì chúng ta biết nước thì làm gì có oxy hóa được nữa đâu :D
Hình ảnh 04 tháp oxy hóa mà chúng tôi cung cấp cho KCN phố nối A |
Đến đây thì chúng ta đã trả lời được một số câu hỏi như: nước giếng khoan là gì ?, nước giếng khoan có sạch không? và tháp oxy hóa là gì? tại sao lại phải cần tháp oxy hóa để xử lý nước giếng khoan?..
Để hiểu sâu hơn nữa về tháp oxy hóa, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho các bạn về tháp oxy hóa theo các mục như sau, mục đích sử dụng, cấu tạo cơ bản của tháp oxy hóa, vật liệu làm lên tháp oxy hóa, cách lắp đặt, vận hành tháp, sự cố, ưu nhược điểm, độ bền, thông số kỹ thuật cơ bản, vệ sinh tháp oxy hóa... Nói chung là tất tần tật những gì có thể nói về tháp oxy hóa chúng tôi sẽ nói hết trong bài này cho các bạn hiểu hơn về chúng.
Mục đích sử dụng tháp oxy hóa - thap oxy hoa:
Về mục đích sử dụng, như đã nói ở trên thì nó có mục đích là oxy hóa các kim loại năng, các oxit của kim loại nặng có chứa trong nước, rồi đuổi khí cacbonic có chứa trong nước ngầm để tăng PH của nước, khi tăng được PH của nước cũng làm tăng khả năng kết tủa của một số oxit kim loại hoặc hydroxit kim loại, ví dụ như: Fe(OH)3 khi tăng PH thì chúng rất dễ kết tủa và lắng xuống theo trọng lực.
Cấu tạo tháp oxy hóa - thap oxy hoa:
Cấu tạo cơ bản của tháp bao gồm: thân tháp oxy hóa, đáy tháp, phễu phun chia tách giọt nước, các ngõ nước vào và nước ra, các cửa hút không khí giàu oxy, các sàng tung và chia tách giọt nước, các phễu phân phối lại dòng nước đi trong thân tháp, còn có cửa vệ sinh để vệ sinh sàng tung nước. Đó là tất cả những thành phần cấu tạo lên một tháp oxy hóa cao tải.
Vật liệu chế tạo nên tháp oxy hóa:
Vật liệu làm nên tháp oxy hóa gồm những gì: hầu hết hiện nay các khách hàng đặt chế tạo tháp oxy hóa của chúng tôi thì đều dùng thép không gỉ SUS304 để làm tháp, nhưng với một số trường hợp không quá khắt khe nguồn nước đầu ra (ví dụ: không dùng để cho dân sinh) chỉ làm với mục đích loại bỏ sắt ra khỏi nước thì có thể làm bằng thép đen và quét sơn epoxy ở bên trong và bên ngoài.Đối với nguồn nước có PH thấp thì một số nơi lại lựa chọn làm hoàn toàn bằng Composite. Nói chung mỗi loại vật liệu chế tạo tháp đều có ưu và nhược điểm của nó. Nhưng tựu chung lại chúng tôi nhận thấy là khi chế tạo tháp bằng thép không gỉ là có ưu việt nhất, giá thành thì hợp lý chấp nhận được, độ bền cao, khả năng chống chịu ăn mòn cũng tốt.
Cách lắp đặt và vận hành thap oxy hoa:
Các lắp đặt, vận hành tháp oxy hóa: lắp đặt tháp oxy hóa thì không có gì khó cả, vì chúng được dựng đứng lên thành bể hoặc một kết cấu bê tông phẳng. Khách hàng sẽ phải chuẩn bị cẩu để thực hiện việc nâng hạ tháp xuống vị trí cần lắp đặt, dựng đứng tháp và xoay tháp sao cho đúng phương vị đường nước vào và đường nước ra (quan trọng hơn cả là phương vị đường nước ra của tháp) rồi phương vị của cửa vệ sinh của tháp để làm sao khi vệ sinh có không gian thao tác.Ở dưới đáy của tháp chúng tôi đã khoan những lỗ để sau khi khách hàng lắp đặt có thể lắp nở sắt vào bê tông, khi đó khách chỉ cần khoan bê tông ứng với những lỗ đó và bắt nở sắt vào mặt bê tông là xong, rất chắc chắn
Hình ảnh dưới là chúng tôi lắp đặt cho công ty sữa Elovi ở Thái Nguyên, như hình ảnh dưới thì các bạn có thể thấy là chúng tôi còn giằng cả dây gió, thực sự đối với những tháp nhỏ và không cao thì dây gió là không cần thiết, nhưng đối với tháp cao hoặc được đặt trên một cao vị thì chúng tôi khuyên là nên sử dụng dây gió cho thiết bị của mình.
Hình ảnh tháp oxy hóa ở công ty sữa Elovi do CHEMIC chế tạo và lắp đặt |
Sự cố hay gặp với tháp oxy hóa - thap oxy hoa:
- Sự cố thiếu khí trộn: khắc phục bằng cách giảm năng suất nước vào của tháp.
- Sự cố hút khí kém: khắc phục bằng cách tăng vận tốc dòng nước, hay tăng áp suất dòng nước đi trong tháp oxy hóa.
Thông số kỹ thuật của tháp oxy hóa: khi các bạn mua tháp oxy hóa các bạn cần quan tâm đến một vài thông số kỹ thuật chính như sau: năng suất, đường kính tháp, chiều cao tháp, số cửa thu khí, số sàng tung nước, số côn thu nước, số cửa vệ sinh. Tùy vào nguồn nước cần xử lý và hiệu suất xử lý cần thiết mà chúng tôi hoặc khách hàng có thể lựa chọn các thông số sao cho phù hợp mà lại vẫn đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước.
Chúng ta sử dụng chổi sắt vệ sinh sạch sẽ các lỗ sàng tung và phần phễu phân phối nước bên trên, dùng vòi xịt nước áp suất cao để xịt ngược lên trên để vệ sinh phễu phun nước và xịt xuống bên dưới (làm với cửa vệ sinh thấp nhất) vệ sinh đáy sàng tung dưới cùng, sau đó chúng ta xả bỏ nước bẩn và bùn đất ra khỏi tháp oxy hóa.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài của chúng tôi, hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn đã hiểu hơn về tháp oxy hóa và sẽ lựa chọn cho mình một tháp oxy hóa cao tải phù hợp nhất cho dây chuyền xử lý của các bạn.
Thông tin liên hệ để được tư vấn và báo giá: Hotline 0962276228 gặp Mr Quế
Ưu nhược điểm của tháp oxy hóa cao tải:
Ưu nhược điểm: nói về ưu điểm thì tháp oxy hóa có rất nhiều ưu điểm, có thể nói như là gọn gàng, không gian lắp đặt ít, hiệu suất xử lý cao, dễ dàng vận hành, độ bền cao, sử dụng cho khoảng PH rộng, ngoại hình bắt mắt, dễ vệ sinh, độ tin tưởng cao... Ôi, tôi cũng không thể nêu hết được các ưu điểm của nó. Còn về nhược điểm thì có lẽ tôi nghĩ rằng nó không có, có chăng chỉ là hiệu suất thấp khi quy trình thiết kế và vận hành bị sai.Vệ sinh tháp oxy hóa như nào ?
Vệ sinh tháp oxy hóa: để vệ sinh tháp oxy hóa, chúng ta sẽ phải tháo các cửa vệ sinh của tháp ra, bằng cách sử dụng cờ lê, mỏ lết, tháo tất cả các con ốc lắp ở bích mù của cửa vệ sinh, khi tháo ra thì chúng ta sẽ nhìn thấy các sàng tung nước của tháp. Vì nó là modul đầu tiên trong dây chuyền xử lý nên sẽ có chứa nhiều chất rắn, cặn bẩn, bùn... đi vào trong tháp và nó sẽ bám vào các lỗ của sàng tung, lâu ngày không vệ sinh sẽ gây tắc sàng phun.Chúng ta sử dụng chổi sắt vệ sinh sạch sẽ các lỗ sàng tung và phần phễu phân phối nước bên trên, dùng vòi xịt nước áp suất cao để xịt ngược lên trên để vệ sinh phễu phun nước và xịt xuống bên dưới (làm với cửa vệ sinh thấp nhất) vệ sinh đáy sàng tung dưới cùng, sau đó chúng ta xả bỏ nước bẩn và bùn đất ra khỏi tháp oxy hóa.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài của chúng tôi, hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn đã hiểu hơn về tháp oxy hóa và sẽ lựa chọn cho mình một tháp oxy hóa cao tải phù hợp nhất cho dây chuyền xử lý của các bạn.
Thông tin liên hệ để được tư vấn và báo giá: Hotline 0962276228 gặp Mr Quế
0 nhận xét:
Đăng nhận xét