XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN SẮT
Xử lý nước nhiễm phèn sắt là một vấn đề vẫn đang rất bức thiết hiện nay. xử lý Nước nhiễm phèn là mối quan tâm của mọi người sử dụng nước giếng. Nước bị nhiễm phèn, nếm có vị chua chua. khi giặt quần áo bị ố vàng hết cả. Nước nhà tôi nhiễm phèn nặng, ngửi thấy mùi tanh tanh đồ dùng trong nhà tắm bị ố vàng.
Khái niệm nước nhiễm phèn:
Khái niệm “nước phèn” hay “nước nhiễm phèn” thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ từng địa phương, tuỳ từng người.
Hình ảnh tham khảo về nước bị nhiễm phèn sắt:
Hình ảnh nước bị nhiễm phèn sắt |
Nước nhiễm phèn là nước có chứa những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau. Ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+.
Chúng ta thường gặp các loại muối kép này dưới tên Phèn kép. Người ta quen gọi các muối kim loại ngậm nước với công thức Mx(SO4)y.nH2O là Phèn đơn. Ví dụ. phèn amoni là muối kép (NH4)2SO4, Al2(SO4)3.24H2O, phèn crom Na2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O; phèn kali KAl(SO4)2.12H2O, phèn natri NaAl(SO4)2.12H2O.
Phèn sắt là gì?
Là một muối kép của sắt (II) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni, ví dụ. kali sắt sunfat [K2SO4.FeSO4.24H2O hay KFe(SO4)2.12H2O]. Ở dạng tinh khiết, Phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng thường có màu tím vì có vết mangan; tan trong nước.
Cách loại bỏ phèn sắt đơn giản nhất:
Đơn giản nhất là sử dụng bể lọc sau giếng khoan hoặc nguồn nước có nhiễm phèn sắt. Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước:
- Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước. Tiếp theo là một lớp đá thạch anh loại vừa, lớp cát thạch anh này để lọc cặn, xử lý nước giếng nhiễm phèn khi phèn đã bị kết tủa bởi hạt nâng ph ở lớp trên cùng
- Tiếp đến là lớp hạt than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan. Tiếp đến là lớp cát mangan hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh).
- Điểm khác biệt mấu chốt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát. Cuối cùng nếu PH thấp thì ta cần đổ lớp hạt nâng ph để tạo kết tủa phèn, tăng khả năng loc nuoc phen của hệ thống.
Nhược điểm của hệ thống này là hiệu suất xử lý phèn sắt không cao. Chỉ sử dụng cho các hộ dân nhỏ lẻ với công suất xử lý thấp.
Phương pháp xử dụng tháp oxy hóa cao tải và cụm bình lọc áp lực:
Hiện nay, để xử lý triệt để nước nhiễm phèn, hay sử dụng tháp oxy hóa cao tải và cụm bình lọc áp lực. Tháp oxy hóa cao tải có nhiệm vụ oxy hóa phèn sắt. Nâng trạng thái oxy hóa của sắt từ Fe2+ lên Fe3+. Từ đó tạo kết tủa bông sắt. Và loại bỏ ra khỏi nước bằng các cụm bình lọc áp lực.
Hình ảnh tháp oxy hóa cao tải xử lý phèn sắt trong nước nhiễm phèn:
Hình ảnh tháp oxy hóa cao tải |
Hình ảnh cụm bình lọc áp lực xử lý nước nhiễm phèn:
Hình ảnh bình lọc áp lực |
Ưu điểm của phương pháp mới:
Có khả năng xử lý triệt để nước nhiễm phèn sắt. Vì tháp oxy hóa có khả năng oxy hóa triệt để hơn các loại giàn phun thông thường. Có khả năng nâng PH của nước, không cần xử dụng hạt nâng pH. Vì bản chất nước có pH thấp là do nước ngậm khí Co2 bão hòa. Khi qua tháp oxy hóa cao tải. Khí Co2 sẽ bị đuổi ra khỏi nước và nâng pH của nước một cách tự nhiên.
Bình lọc áp lực có kết cấu chuyên biệt. Được sắp xếp nhiều lớp vật liệu lọc hiệu suất cao chồng lên nhau. Gồm các loại than và vật liệu lọc tốt nhất. Lọc dưới áp suất cao. Do đó mà có thể loại bỏ hoàn toàn phèn sắt có chứa trong nước nhiễm phèn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét